MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ LUẬT KIỂM TÓAN ĐỘC LẬP

 LS-KTV (TIA Australia) PHẠM THẾ VINH

                     Th.S-KTV (CPA Australia) TRẦN THỊ HỒNG NGỌC

                 Công ty Tư vấn Luật & Kiểm toán Hoàng Gia-SCCT

Việc sọan thảo và ban hành Luật kiểm tóan độc lập đầu tiên ở Việt Nam tuy ra đời chậm so với các luật về dịch vụ tài chính khác nhưng rất cần thiết cho khung pháp lý hành nghề kiểm tóan nói riêng và cho họat động kiểm tóan nói chung. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập tòan diện với thế giới thì Luật kiểm tóan độc lập cần kế thừa những thông lệ quốc tế. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi xin góp ý một số thông lệ quốc tế có liên quan đến Kiểm tóan viên hành nghề (Registered Auditor)mà điển hình của Úc đã và đang áp dụng như sau:

  1. Về loại hình doanh nghiệp kiểm toán: dự luật đã bổ sung thêm lọai hình doanh nghiệp tư nhân là cần thiết, vì không chỉ phù hợp với Luật doanh nghiệp mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, khi đã chấp nhận việc đăng ký của cá nhân dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân thì không có lý do gì không cho cá nhân đăng ký dưới hình thức công ty TNHH một thành viên (sole shareholder company như đăng ký hành nghề ở Úc).
  2. Chỉ nên quy định số lượng tối thiểu KTV tùy lọai hình doanh nghiệp đăng ký:

Như đã trình bày ở trên, đối với đăng ký doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên cần tuân theo thông lệ quốc tế hiện nay chỉ cần 1 KTV có quyền đăng ký hành nghề kiểm tóan cá nhân (register an individual as a registered company auditor) hoặc hành nghề dưới hình thức công ty từ một thành viên trở lên (an authorised audit company). Như vậy, đối với công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên thì tối thiểu phải có 2 KTV.

Việc dự thảo đưa ra yêu cầu phải có 5 KTV là không phù hợp pháp lý và thực tế của quy mô lọai hình doanh nghiệp tư nhân. Điều này không chỉ trái với quy định của Nhà nước khi khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn trái với Điều 8 của Luật doanh nghiệp “Quyền của doanh nghiệp: chủ động mở rộng quy mô” và Điều 21 của Hiến pháp quy định “kinh tế tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh”.

  1. Về cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm tóan nên tiếp tục để Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp như hiện nay phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật doanh nghiệp vì không quy định Luật kiểm tóan độc lập là luật đặc thù. Điều này cũng phù hợp với việc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký dịch vụ kế tóan theo Luật kế tóan, dịch vụ đại lý thuế theo Luật quản lý thuế.
  2. Dự thảo đưa ra quy định về điều kiện hành nghề phảiLà hội viên của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là không phù hợp với quy định hiện hành vì theo Điều 7 của Nghị định105/2004 về kiểm tóan độc lập thì việc tham gia các tổ chức nghề nghiệp là “Quyền” của KTV. Điều này cũng phù hợp với quyền tham gia các tổ chức nghề nghiệp của người hành nghề kế tóan được quy định trong Luật Kế tóan. Hơn nữa, việc quy định bắt buộc sẽ biến tính chất xã hội nghề nghiệp của một hội nghề nghiệp kiểm tóan duy nhất hiện nay thành hành chánh Nhà nước hóa. Hiện nay, theo thông lệ quốc tế, mỗi nước có nhiều hội nghề nghiệp kế tóan-kiểm tóan cạnh tranh lẫn nhau để phát triển. Chẳng hạn, tại Úc khi đăng ký hành nghề kiểm tóan cũng không bắt buộc phải là  hội viên của một hội nghề nghiệp  mà có thể chỉ cần có kinh nghiệm hành nghề kiểm tóan 3 năm (for registration, applicants must be a member of the Institute of Chartered Accountants in Australia or the Australian Society of Certified Practising Accountants (or equivalent bodies in the USA, UK, Ireland, New Zealand or Canada), or have practical experience in auditing).
  3. Về đăng ký hành nghề kiểm tóan, điều kiện hành nghề, chương trình cập nhật kiến thức… dự Luật cần quy định cụ thể thủ tục, điều kiện, số giờ tối thiểu trong 3 năm hành nghề, nhữngtổ chức nào được phép đào tạo để tạo sự linh họat cho KTV lựa chọn giờ, nơi tham dự, thời điểm đăng ký hành nghề. Bởi vì, điều 7 của Luật doanh nghiệp quy định “Bộ không được quy định về điều kiện kinh doanh”. Bên cạnh đó, cần khắc phục quy định hiện nay phải đủ giờ cập nhật kiến thức cho năm nay thì mới được đăng ký hành nghề cho năm sau sẽ làm giảm tính thời sự của kiến thức cần cập nhật của năm sau. Theo thông lệ quốc tế như ở Úc quy định giờ CNKT trong mỗi 3 năm kể từ ngày KTV đăng ký, chứ không nên quy định máy móc như hiện nay là phải có đủ giờ của năm trước thì mới được đăng ký hành nghề cho năm sau (The auditor must complete at least 120 hours of CPD activities over each three-year period commencing on the date of the auditor’s registration and each third anniversary of that date).

Qua trình bày một số góp ý về dự Luật kiểm tóan độc lập đầu tiên ở Việt Nam trên bước đường hội nhập quốc tế mà kinh nghiệm ở Úc là một trong những nước đang vận hành khá thành công về họat động kiểm tóan độc lập. Hy vọng Luật kiểm tóan độc lập của Việt Nam sớm được thông qua sẽ tạo nên sự thông thóang cho việc hành nghề kiểm tóan nói riêng và sẽ thúc đẩy sự phát triển họat động kiểm tóan Việt Nam hội nhập với thế giới nói chung, từ đó nâng cao vị thế và đẳng cấp của KTV Việt Nam./.