THỂ CHẾ HÓA PHÁP CHẾ DOANH NGHIỆP.

Thể chế hoá pháp chế doanh nghiệp-Một công cụ cần thiết để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh
 

Luật gia-Kiểm toán viên PHẠM THẾ VINH
Cty Tư vấn Luật & Kiểm toán Hoàng Gia-SCCT

Để tránh những hậu quả đáng tiếc cho DN nhà nước khi đàm phán, thương thảo và ký kết hợp đồng với Cty nước ngoài, mà điển hình là những vụ kiện gần đây trong tiến trình hộI nhập kinh tế thế giớI như: vụ Việt Nam Airline. Ngày 18/5/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2004/NĐ -CPquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế DNNN, đồng thời Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 07/2005/TT-BTP ngày 31/8/2005hướng dẫn thi hành. Đây là lần đầu tiên định chế pháp chế ra đờI và chức năng, nhiệm vụ của pháp chế DNNN đã được chính thức hoá, đánh dấu sự đồng hành của tổ chức pháp chế trong hoạt động kinh doanh của DNNN nói riêng, của DN nói chung.

Tuy chế định này không bắt buộc áp dụng trong các DN dân doanh nhưng do tính hữu dụng: vừa nâng cao kiến thức pháp luật trong DN, vừa vận dụng pháp luật để phòng ngừa rủI ro trong kinh doanh nên đây được xem là một công cụ cần thiết mà các DN cần nắm bắt và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình, nhất là khi giao thương kinh tế quốc tế. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin giớI thiệu khái quát 7 nhiệm vụ cơ bản sau:

7 nhiệm vụ cơ bản của pháp chế DN

1/ Cập nhật và hệ thống hóa các văn bản pháp luật mới (văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt) liên quan đến hoạt động kinh doanh do cơ quan Trung ương và địa phương ban hành.

2/ Tư vấn cho Hội đồng Quản trị, Giám đốc về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của DN, như: vấn đề pháp luật thương mại, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế, sở hữu trí tuệ, nhà đất, lao động, xuất nhập cảnh… của mình cũng như của đối tác.

3/ Dự thảo hợp đồng (quy chế, nội quy, thỏa ước lao động…), tham gia quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng và có ý kiến về mặt pháp lý đối với bản hợp đồng; hoặc tham gia góp ý kiến về mặt pháp lý đối với hợp đồng do người khác chủ trì, soạn thảo trước khi trình Hội đồng Quản trị, Giám đốc.

4/ Tư vấn cho Hội đồng Quản trị, Giám đốc hoặc đại diện theo ủy quyền cho DN để tham gia tố tụng Trọng tài hoặc Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN, của ngườI lao động và những vấn đề khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN.

5/ Định kỳ hoặc đột xuất rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của DN. Tổng kết, đánh giá những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của DN để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6/ Định kỳ hoặc đột xuất phối hợp với các phòng, ban của DN giúp Giám đốc lập kế hoạch tổ chức thực hiện pháp luật; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nội quy, quy chế của DN cho người lao động; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và nội quy, quy chế của DN; khảo sát, tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động để kiến nghị biện pháp xử lý nhằm phòng ngừa rủi ro. Tham mưu cho Giám đốc xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật của DN.

7/ Kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định của DN trái pháp luật hoặc không phù hợp.

Việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của pháp chế DN nói trên có thể tự thành lập “tổ chức pháp chế phù hợp, bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách hoặc thuê cố vấn pháp lý” theo quy định tạI Nghị định số 122.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì trường hợp DN thuê cố vấn pháp lý, sử dụng dịch vụ từ bên ngoài (outsourcing) sẽ nhận được những lợI ích thiết thực như:

1-  DN không cần tổ chức, quản lý nhân sự và quản lý nghiệp vụ do thay quan hệ lao động bằng quan hệ kinh tế, thông qua hợp đồng dịch vụ;

2-  Chi phí dịch vụ thấp hơn các khoản phảI trả cho ngườI lao động (lương, thưởng, trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, đào tạo, trợ cấp nghỉ việc…) và các khoản chi phí sử dụng mặt bằng, thiết bị văn phòng, chi phí sữa chữa, nâng cấp phần mềm, phần cứng máy tính…;

3-  Chất lượng dịch vụ cao và ổn định ngay từ đầu do: + Tính chuyên nghiệp của tổ chức tư vấnluật (chuyên sâu, nhiều kinh nghệm, có quy trình tư vấn, vớI nhiều chuyên gia, được thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật); + Chịu trách nhiệm dân sự liên đới cả sau khi hoàn thành dịch vụ (ngườI lao động không chịu trách nhiệm sau khi nghỉ  việc); +  Tính ổn định hoạt động lâu dài của tổ chức tư vấn hơn thời gian làm việc của người lao động; Hồ sơ và số liệu tác nghiệp không bị rối, thất lạc hoặc lộ bí mật như khi thay đổi người lao động;  + Kết quả cung cấp thông tin thể hiện tính khách quan, minh bạch vì do bên ngoài tiến hành;

4-  Được cả một tổ chức tư vấn pháp luật bảo vệ lợi ích chính đáng cũng như đại diện ủy quyền cho DN để giao dịch với cơ quan hữu quan nên tránh được sự phiền phức, tốn thời gian và hạn chế được sự nhũng nhiễu.

Trong hơn 13 năm tư vấn cho DN, Công ty Tư vấn Luật và Kiểm toán Hoàng Gia-SCCT đã cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho DN theo phương thức từng vụ việc và theo phương thức thường xuyên (pháp chế DN) để DN lựa chọn. Tuy nhiên, số lượng DN có nhu cầu tư vấn theo phương thức thường xuyên chưa chiếm tới một nửa so với tổng số DN trong nước có nhu cầu tư vấn pháp luật. Có thể nói, đa số DN trong nước chưa quen hoặc chưa biết sử dụng công cụ pháp chế DN để phòng ngừa rủI ro trong kinh doanh mà chỉ khi có sự cố mớI nhờ tư vấn pháp luật theo từng vụ việc. Việc Nhà nước thể chế hóa pháp chế DN, một mặt giúp DN có thêm công cụ pháp lý trong quản lý và điều hành SXKD, mặt khác tạo điều kiện để các tổ chức tư vấn đảm trách pháp chế DN có thể thiết kế và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của từng DN trong khuôn khổ luật định. Định chế này giúp sức cho DN trên con đường hội nhập.

Bài viết này đã đăng tin trên:

-Báo Diễn đàn Doanh nghiệp số 94 ngày 25/11/2005

-Thời báo Kinh tế Sài gòn số 50 ngày 8/12/2005