HỘI NGHỀ NGHIỆP RA ĐỜI HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN VIỆT NAM

HỘI NGHỀ NGHIỆP RA ĐỜI HỖTRỢ HOẠT ĐỘNG KIỄM TOÁN VIỆT NAM.

                                                                LG & KTV Phạm Thế Vinh

                                    GĐ Cty Tư vấn Luật & Kiểm Toán Hoàng Gia-SCCT

Trong những ngày tháng tư này, khi cả nước đang tưng bừng chào đón 30 năm ngày thống nhất đất nước thì những người hành nghề kiểm toán chúng ta lại càng hân hoan hơn khi đón nhận tin vui về việc thành lập Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VNCPA).

Giờ đây, những người hành nghề kiểm toán chúng ta sẽ có cơ hộI sinh hoạt trong một tổ chức Hội nghề nghiệp của riêng mình với đầy đủ đặc trưng, sắc thái của nghề kiểm toán chứ không còn phải sinh hoạt lẫn chung trong Hội Kế toán-Kiểm toán với cả ngàn hộI viên mà đa số làm nghề kế toán, tài chính. Trong số này, họ đã, đang và sẽ làm kế toán cho đơn vị được kiểm toán. Trong khi đó, Kiểm toán viên với số lượng đăng ký tham gia hộI rất ít (ở TP Hồ Chí Minh chưa tới 100 hộI viên) mà đa số đang làm cho đơn vị kiểm toán. Chính sự khác biệt về vị trí nghề nghiệp và quyền lợi này tạo ra khoảng cách về tâm lý và sinh hoạt  hộI viên vớI hai loạI nghề nghiệp khác nhau này. Bên cạnh đó, do đặc trưng về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên có hạn chế trong quan hệ giao dịch nên cũng có tâm lý dè dặt khi quan hệ vớI bên ngoài, nhất là đốI tượng được kiểm toán.

Tuy nhiên, Việt Nam giờ đây dường như đã rút kinh nghiệm của một số nước nên không tách biệt hoàn toàn giữa hội nghề nghiệp của người Iàm nghề kế toán hoặc người hành nghề kế toán với hội của những người hành nghề kiểm toán. Bởi vì, mặc dù có hộI nghề nghiệp của riêng mình nhưng VNCPA vẫn là tổ chức thành viên của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), điều này đã được khẳnh định trong Điều lệ VNCPA. Việc thiết kế mô hình tổ chức VNCPA vừa độc lập lạI vừa là thành viên của VAA phảI chăng là sự sáng tạo tài tình của những sáng lập viên nói riêng và của Việt Nam chúng ta nói chung. BởI vì, khi đã là Hội viên của VNCPA thì đương nhiên cũng là HộI viên của VAA do VNCPA là tổ chức thành viên của VAA. Việc thiết kế mô hình này cũng phù hợp với quy định của pháp luật về hành nghề của Kiểm toán viên. Cụ thể, theo Quyết định số 59/2004/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì ngườI có Chứng chỉ Kiểm toán viên được phép đăng ký hành nghề kiểm toán và cung cấp các dịch vụ kế toán và dịch vụ khác theo quy định. Ở đây, chúng ta cần phân biệt ngườI làm kế toán (là quan hệ lao động giữa người lao động là  kế toán viên với người sử dụng lao động  là đạI diện doanh nghiệp) với một bên là  người hành nghề  kế  toán (người thực hiện dịch vụ kế toán và quan hệ này là quan hệ kinh tế), Như vậy, khi Kiểm toán viên hành nghề kiểm toán  cho đơn vị này và hành nghề kế toán cho đơn vị kia  thì khi đã là hộI viên của VNCPA thì cũng đương nhiên được quyền sinh hoạt với VAA mà không cần phải làm đơn xin thôi VN CPA để xin gia nhập VAA  như ở Pháp có hai hội riêng biệt hoàn toàn: hội dành riêng cho người hành nghề kế toán và hội dành riêng cho người hành nghề kiểm toán.

Mặt khác, mối quan hệ giữa VNCPA và VAA là quan hệ bình đẳng và là hai pháp nhân độc lập. Vì vậy, VAA không phải là cấp trên của VNCPA mà là quan hệ hiệp thương giữa các thành viên được thiết kế  theo mô hình Liên Hiệp hội. Do phạm vi hoạt động của  VNCPA là tập hợp các kiểm toán viên trong cả nước nên VNCPA có quyền đối nội và đối ngoại một cách độc lập theo tôn chỉ, mục đích của mình. Tuy nhiên, trong khi luật pháp của nước ta còn chưa bắt buộc những người muốn hành nghề kiểm toán phải gia nhập VNCPA thì phạm vi ảnh hưởng của Hội chưa hoàn toàn bao phủ cả nước được. Để VNCPA hoạt động có hiệu quả thì trước mắt, Bộ Tài chính cần ủy quyền cho VNCPA được thực hiện một số công việc liên quan đến kiểm toán viên như tổ chức thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán, chứng chỉ hành nghề kế toán, bồI dưỡng, cập nhật kiến thức cho Kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề…rồi dần dần tiến tới thực hiện chủ trương của Đảng về xã hội hoá một số nhiệm vụ của Nhà nước để  chuyển giao nhiệm vụ cho VNCPA về một  số công việc có liên quan mà nếu để Hội làm sẽ tốt hơn như: ngoài việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên, bồI dưỡng nghiệp vụ, kiến thức, quản lý kiểm toán viên, quản lý tổ chức kiểm toán thì Hội cần được ban hành các chuẩn mực kiểm toán, các văn bản hướng dẫn hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán… Việc chuyển từ ủy quyền sang phân quyền là một quá trình, Tuy nhiên, khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc chuyển giao cho Hội nghề  nghiệp là  hoàn toàn phù  hợp với xu hướng chung của thế  giới với thiết chế một nhà nước “nhỏ” và  một xã  hội dân sự “lớn”. Vì  vậy, đã đến lúc không còn cần thiết phải duy trì doanh nghiệp nhà nước về kiểm toán độc lập khi mà việc hành nghề là của các cá nhân độc lập và việc tham gia VNCPA cũng chỉ dành cho những cá nhân hành nghề kiểm  toán độc lập.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần nhận thức rằng: Hội nghề nghiệp không phải là nơi để các tổ  chức kiểm toán thỏa thuận ấn định gía phí, thỏa thuận phân chia thị  trường kiểm toán, bởi các thỏa thuận này đều làm hạn chế  cạnh tranh, như vậy là vi phạm Luật cạnh tranh vừa được Quốc hộI thông qua. Chúng ta đã có kinh nghiệm thực tế về Hiệp hội Taxi khi ấn định giá phí taxi thì chính một số  hội viên đã bỏ Hiệp hội ra riêng để cạnh tranh giá. Việc bán “phá giá”, dưới giá thành toàn bộ (gía thành sản xuất dịch vụ và chi phí lưu thông đưa dịch vụ đến người tiêu dùng) nhằm  loại bỏ đối thủ cạnh tranh đã có Luật cạnh tranh xử lý .

Việc ra đời VNCPA sẽ  góp phần đẩy nhanh tiến trình xã hội hoá một số  nhiệm vụ Nhà nước liên quan đến hành nghề kiểm toán, làm cho hoạt động Kiểm toán được thuận lợi hơn, đồng thời thúc đẩy dịch vụ kiểm toán ngày càng được xã hội thừa nhận, tiến tới sử dụng một cách rộng rãi hơn, là cơ hội để các tổ chức kiểm toán mở rộng phạm vi kiểm toán ra nhiều loại hình doanh nghiệp với quy mô khác nhau.

Có thể nói, việc ra đời của VNCPA đánh dấu bước trưởng thành trong ngành kiểm toán non trẻ của Việt Nam chúng ta sau 14 năm hình thành và  là tiếng vang đối với các đồng nghiệp trong các nước Asean và quốc tế. Nếu như các doanh nghiệp hiện đã và đang chuẩn bị  cho việc hội nhập kinh tế  quốc tế thì Hội nghề nghiệp của chúng ta lại càng phải đi trước một bước trong lĩnh vực kiểm toán để người có Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam có thể hành nghề kiểm toán không chỉ ở trong nước mà còn có thể hành nghề ở nước ngoài. Điều này cũng có nghĩa là,  khi đã là hộI viên của VNCPA thì có thể gia nhập hộI nghề nghiệp kiểm toán của các nước trong khu vực và  thế  giới một cách dễ dàng./.

* Bài viết này đã đăng tin trên:

 -Báo Diễn đàn Doanh nghiệp số 26 ngày 8/4/2005